POD là gì trong xuất nhập khẩu? Vai trò POD trong logistics

Đối với những người mới hoặc đã và đang làm trong lĩnh vực logistics, POD là khái niệm quen thuộc cần phải biết. Vậy POD là gì trong xuất nhập khẩu, vai trò, các thủ tục, lưu ý và hệ thống thiết bị cần biết, tất cả sẽ được bật mí tại bài viết này. Cùng Manda Express khám phá chi tiết hơn ngay dưới đây.

POD (Port of Discharge) là gì trong xuất nhập khẩu?

Thuật ngữ POD trong Logistics
Giải thích thuật ngữ POD trong Logistics

POD là viết tắt của cụm Port of Discharge hoặc Port of Destination, được hiểu đơn giản là cảng dỡ hàng hoặc cảng đến. Trong xuất nhập khẩu quốc tế, hàng hóa sẽ được vận chuyển từ POL (Port of Loading) đến POD, vậy hàng hóa sẽ di chuyển từ POL đến POD và tại đây chính là nơi hàng hóa được hạ xuống từ tàu biển.

Ví dụ: Công ty A có một đơn hàng cần xuất khẩu từ Việt Nam đi Úc, trong trường hợp này POL sẽ là 1 trong các cảng tại Việt Nam và POD sẽ là cảng đích tại Úc.

Vai trò của POD là gì trong ngành logistics?

POD giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bởi đây là điểm đánh dấu tự kết thúc hành trình vận chuyển, hàng hóa được gửi đến tay người nhận an toàn. Dưới đây là vai trò của POD:

  • Tiếp nhận hàng hóa: Đóng vai trò là nơi hàng hóa được dỡ xuống từ tàu biển sau khi hoàn thành hành trình từ POL.
  • Xử lý hàng hóa: Tại POD, hàng hóa sẽ được bốc từ tàu xuống bằng các thiết bị chuyên dụng như cẩu, xe nâng, cầu cảng… Để đảm bảo an toàn, quy trình này bắt buộc phải có sự tham gia của các nhân sự có kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng hiện đại.
  • Thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu: POD là điểm mà các công ty giao nhận sẽ thực hiện thủ tục hải quan để thông quan nhập khẩu. Trong trường hợp hàng cần được kiểm hóa, nhân viên cục hải quan sẽ xuống cảng để kiểm tra hàng hóa, sau khi hoàn tất kiểm tra và không có phát sinh, hàng hóa được phép nhập khẩu.
  • Lưu trữ và phân phối hàng hóa: Trong trường hợp hàng hóa chưa thể thông quan, không thể vận chuyển đến nhà máy người nhập khẩu ngay khi dỡ hàng hoặc đối với các cont hàng consol (LCL) cần dỡ ra và vận chuyển các đơn hàng riêng lẻ, POD sẽ cung cấp dịch vụ lưu trữ tạm thời. Tuy nhiên, thời gian lưu trữ cũng sẽ tính phí, nên các đơn vị giao nhận để hạn chế chi phí phát sinh không cần thiết.
  • Tối ưu hóa lộ trình vận chuyển: Việc lựa chọn POD phù hợp sẽ giúp rút ngắn lộ trình vận chuyển, tiết kiệm chi phí và mang tới hiệu quả vận tải tốt.

Quy trình liên quan đến POL (Port Of Loading)

Quy trình thực hiện POD
Một số quy trình tại POL có ảnh hưởng tới POD

Trong quá trình vận chuyển quốc tế, các hoạt động tại POL sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhận và dỡ hàng tại POD. Để đảm bảo hàng hóa được giao nhận thuận lợi, bạn cần biết các quy trình sau:

  • Lựa chọn POD phù hợp: Ngay từ khi lập kế hoạch, nhà xuất khẩu và nhập khẩu cần thống nhất chọn POD phù hợp dựa trên chi phí vận chuyển, thời gian giao hàng, quy định và yêu cầu nhập khẩu…
  • Thông báo thông tin POD: Nhà xuất khẩu thông báo thông tin POD cho nhà nhập khẩu, các đơn vị giao nhận và hãng tàu để xác nhận thông tin được ghi rõ trên vận đơn, phiếu gửi hàng…
  • Thủ tục hải quan: Tại POL, khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu cần khai báo chính xác thông tin hàng hóa và POD để đảm bảo tính nhất quán của đơn hàng.
  • Xếp hàng và vận chuyển: Tùy theo POD mà hãng tàu sẽ chỉ định hàng hóa được xếp lên tàu tại thời điểm, khu vực nào. Chính vì thế, quy trình xếp dỡ tại POL cần có sự chính xác để tránh việc đơn hàng bị rớt lại.

Thủ tục và các lưu ý trong POD

Khi hàng hóa cập POD, bạn cần thực hiện đầy đủ các thủ tục và lưu ý sau:

Thủ tục tại POD:

  • Khai báo hải quan nhập khẩu: Người nhập khẩu hoặc đơn vị giao nhận được uỷ quyền cần tiến hành khai báo hải quan trước ngày tàu cập cảng để tránh tốn thêm chi phí lưu kho.
  • Kiểm tra và thông quan hàng hóa: Trong một số trường hợp hàng cần kiểm hóa, nhà nhập khẩu hoặc đơn vị giao nhận cần phối hợp với hải quan để thực hiện kiểm tra.
  • Dỡ hàng và nhận hàng: Sau khi được thông quan, hàng hóa được lưu trữ tại kho bãi của cảng hoặc vận chuyển đến địa điểm giao nhận cuối cùng theo chỉ định.

Lưu ý tại POD:

  • Kiểm tra thông tin vận đơn: Đảm bảo các thông tin trong chứng từ đều chính xác và có tính nhất quán
  • Theo dõi lịch trình tàu cập cảng: Giúp chủ động xây dựng kế hoạch dỡ hàng và vận chuyển, tối ưu chi phí.
  • Lưu ý quy định nhập khẩu của nước sở tại: Mỗi quốc gia đều có quy định riêng về nhập khẩu và kiểm hóa. Tìm hiểu kỹ lưỡng sẽ giúp bạn và khách hàng tránh được các rủi ro không mong muốn.

Hệ thống thiết bị tại cảng đến POD

Hệ thống kho bãi tại cảng
Hệ thống kho bãi tại cảng

Hệ thống thiết bị, cơ sở hạ tầng tại POD là yếu tố quan trọng giúp xử lý, quản lý và đảm bảo luồng hàng được lưu chuyển thuận lợi. Tại các POD hầu hết đều được trang bị các thiết bị chuyên dụng sau:

  • Xe nâng (Forklifts): Xe nâng thông thường, xe nâng container chuyên dụng
  • Cẩu cảng (Cranes)
  • Băng chuyền (Conveyor Belts)
  • Hệ thống kho bãi (Warehousing Systems)
  • Thiết bị xếp dỡ (Handling Equipment)
  • Hệ thống camera giám sát (Surveillance Cameras)

Lời kết

Như vậy, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistics, POD đóng vai trò quan trọng, là điểm dỡ hàng hóa và vận chuyển tới điểm giao hàng cuối cùng. Việc lựa chọn POD hợp lý và phối hợp tốt với cảng sẽ giúp quá trình vận chuyển của đơn vị xuất nhập khẩu trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.

Contact Me on Zalo
0393 522 579