ETC là gì trong xuất nhập khẩu? Tìm hiểu vai trò của ETC

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà doanh nghiệp và cá nhân cần nắm rõ để đảm bảo quá trình giao thương diễn ra thuận lợi. Một trong những thuật ngữ thường gặp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ chính là “ETC”. Hãy cùng Manda Express theo dõi bài viết dưới để tìm hiểu về thuật ngữ “ETC là gì trong xuất nhập khẩu” này nhé!

ETC là gì trong xuất nhập khẩu?

Trong xuất nhập khẩu, ETC là viết tắt của Estimated Time of Completion, đây là thời gian ước tính thời gian cần thiết để hoàn thành một quy trình hoặc một giai đoạn cụ thể trong chuỗi cung ứng. Không chỉ bao gồm thời gian vận chuyển, mà thuật ngữ này còn bao gồm tất cả hoạt động liên quan trong chuỗi cung ứng: thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng, thời gian xếp dỡ, vận chuyển và thời gian lưu kho.

Các loại ETC trong xuất nhập khẩu – Logistics

Mỗi bước trong chuỗi cung ứng sẽ có mốc thời gian nhất định để hoàn tất và ETC được phân thành các nhóm sau:

  • Quản lý bán hàng và thương mại: Hoạt động chính là đàm phán, giao dịch và vận chuyển hàng tới khách hàng. ETC trong giai đoạn này tập trung vào thời điểm giao nhận, thường diễn ra ngay lập tức đối với mua hàng trực tiếp. Ngược lại, với trường hợp mua hàng online ETC dao động trong khoảng 1-2 ngày hoặc 3-5 tùy thuộc vào đơn vị
  • Hoạt động mua sắm: Khoảng thời gian để bên bán chuẩn bị, đóng gói và bàn giao sản phẩm. Nhờ ETC, người mua có thể nắm rõ mốc thời gian dự kiến nhận hàng.
  • Quản lý thương mại và bán lẻ: Ở giai đoạn này khoảng cách địa lý giữa kho và khách hàng là yếu tố quyết định ETC, thời gian hàng hóa đến tay khách hàng từ 1-5 ngày.
  • Trong sản xuất hàng hóa: Trong giai đoạn này, ETC giúp doanh nghiệp xác định chính xác các thời gian cho từng mốc quan trọng của xuất – nhập khẩu: từ lúc lên kế hoạch ra mắt sản phẩm đến hết vòng đời.
  • Hậu cần và phân phối: ETC giúp quá trình cung ứng hàng hóa sẽ hoàn thành đúng tiến độ hơn vì thời gian hoàn thành khâu vận hành và phân phối là khâu luôn được chú trọng nhiều nhất Bên cạnh đó, khách hàng có thể dễ dàng theo dõi hành trình, thời gian sản phẩm đến tay đại lý, người tiêu dùng.

Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra phương án vận hành và kinh doanh tối ưu nhất.

Cách tính ETC như thế nào trong logistics

Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
Quá trình vận chuyển cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết

Để tính ETC, quý khách cần chia nhỏ quy trình từ khâu chuẩn bị đến giao nhận cuối cùng và ước lượng thời gian cho từng bước. Trong mỗi giai đoạn, nên cộng thêm thời gian dự phòng cho các rủi ro bất đắc dĩ: thời tiết bất lợi, tắc nghẽn giao thông hoặc các yếu tố bất khả kháng khác.

Có thể dễ dàng hiểu cách tính ETC theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc dự kiến.
  • Bước 2: Lấy hiệu số giữa hai mốc thời gian.
  • Bước 3: Cộng thêm yếu tố rủi ro như thời tiết, tắc nghẽn.

Ví dụ: ETC = Thời gian gốc + Dự phòng rủi ro.

Ước tính ETC chính xác không chỉ nâng cao tính chuyên nghiệp, mà còn gia tăng niềm tin của khách hàng và đối tác vào dịch vụ của doanh nghiệp.

Cách tối ưu ETC trong xuất nhập khẩu hiệu quả

Nếu có thể tối ưu ETC sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí cũng như đảm bảo mọi kế hoạch sẽ được đi theo đúng tiến độ, để tối ưu ETC, bạn có thể tham khảo những điều dưới:

  • Luôn đo lường, tính toán mốc thời gian: Bạn nên chia nhỏ công việc và xác định trình tự thực hiện, lên checklist các công việc diễn biến từng bước.
  • Tìm hiểu chi tiết và phân tích quá trình: Bạn cần tỉ mỉ nghiên cứu chi tiết từng công đoạn treo trình tự sau đó tính toán thời gian hoàn thành của từng đầu việc (tính luôn thời gian rủi ro). Đây là khâu quan trọng để đưa ra kết quả dự kiến hoàn thành vì thế cần phải thật cẩn thận khi xác định thời gian.
Quy trình để hàng hóa đến tay khách hàng
Quy trình để hàng hóa đến tay khách hàng

Vai trò tầm quan trọng của ETC trong xuất nhập khẩu

Tưởng chừng như không có vai trò gì nhưng thực tế thì ETC có vai trò cùng quan trọng trong hoạt động của chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu:

  • Trong mua sắm: ETC cho phép doanh nghiệp xác định chính xác thời điểm tái đặt hàng, giúp cân bằng tồn kho, tránh tình trạng hết hàng đột ngột hoặc dư thừa.
  • Trong việc quản lý bán hàng và thương mại: Nhờ ETC, bạn có thể thiết lập lịch giao – nhận hàng linh hoạt đồng thời có thể củng cố uy tín và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng lẫn đối tác.
  • Trong sản xuất hàng hóa: ETC là nền để lên kế hoạch sản xuất hàng hóa sao cho hợp lý, đảm bảo nguyên liệu luôn được đáp ứng kịp thời, tránh gián đoạn dây chuyền sản xuất.
  • Trong khâu hậu cần và phân phối: Nhờ ETC, các đơn vị có thể xác định và chọn lựa lộ trình vận chuyển hiệu quả, tối ưu chi phí lưu kho đồng thời giảm thiểu được nhiều chi phí vận chuyển khác.

Lời kết

Đây là bài viết chia sẻ về ETC – thời gian dự kiến hoàn thành trong logistics. Nếu bạn có những thắc mắc về ETC, vận chuyển hàng hóa đi quốc tế hay các hoạt động khác liên quan đến xuất – nhập khẩu hãy liên hệ với Manda Express để nhận được hỗ trợ nhé.

Contact Me on Zalo
0393 522 579