Carrier là gì trong xuất nhập khẩu? Tiêu chí chọn phù hợp

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, Carrier là bên đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hóa từ người gửi tới người nhận, đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả và an toàn cho quá trình giao nhận. Carrier không chỉ đảm bảo hàng hóa di chuyển an toàn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giao hàng và chi phí logistics. Hãy cùng Manda Express theo dõi bài viết để giúp bạn hiểu rõ khái niệm carrier là gì trong xuất nhập khẩu, phân loại, vai trò và tiêu chí lựa chọn phù hợp với nhu cầu nhé.

Carrier là gì trong xuất nhập khẩu?

Carrier (người vận chuyển) là đơn vị chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến nơi nhận. Trong xuất nhập khẩu, carrier có thể là công ty đường biển, hàng không, đường sắt hoặc đường bộ.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Carrier dùng để chỉ các đơn vị thực hiện dịch vụ vận tải, bao gồm hãng tàu, hãng hàng không, công ty xe tải, hoặc bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào tham gia vào quá trình chuyên chở hàng hóa. Nhiệm vụ trọng tâm của Carrier là đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách diễn ra an toàn, đúng thời gian và đạt hiệu quả cao.

Carrier được phân loại dựa trên một số tiêu chí như:

  • Loại phương tiện sử dụng: Vận tải biển, hàng không, đường bộ hoặc đường sắt
  • Phạm vi hoạt động: Vận chuyển trong nước hoặc xuyên biên giới
  • Tính chất hàng hóa: Container, hàng lạnh, hàng dễ cháy nổ hoặc đặc biệt khác
  • Hình thức sở hữu: Doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân cung cấp dịch vụ vận tải
Người vận chuyển (Carrier)
Carrier – Vai trò quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu

Phân loại carrier trong xuất nhập khẩu

Trong lĩnh vực logistics và xuất nhập khẩu, carrier được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi loại carrier sẽ có đặc điểm riêng và phù hợp với từng nhu cầu vận chuyển cụ thể:

Dựa trên phương tiện vận chuyển

  • Carrier đường biển: Vận chuyển hàng hóa bằng tàu container. Phù hợp với lô hàng lớn hoặc đi xa.
  • Carrier đường hàng không: Dùng vận chuyển hàng có giá trị cao hoặc giao hàng gấp. Phương thức này có tốc độ nhanh nhưng chi phí cao hơn so với các phương thức khác.
  • Carrier đường bộ: Sở hữu đội xe tải chuyên vận chuyển hàng hóa đường bộ. Phương thức này linh hoạt, phổ biến trong vận chuyển nội địa.
  • Carrier đường sắt: Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, phù hợp với các lô hàng lớn và quãng đường dài. Phương thức này tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.

Dựa trên quy mô và phạm vi hoạt động

  • Carrier quốc tế: Những hãng vận tải lớn, hoạt động xuyên quốc gia ở phạm vi toàn cầu, có mạng lưới rộng khắp và vận chuyển đến nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Carrier địa phương: Hoạt động trong phạm vi một quốc gia hoặc thậm chí chỉ trong một khu vực của quốc gia. Thường cung cấp dịch vụ vận chuyển nội địa hoặc kết nối với các carrier lớn hơn.
Các thùng container hàng hóa
Carrier địa phương hoạt động trong phạm vi một quốc gia

Dựa trên hình thức sở hữu

  • Carrier độc lập: Là tổ chức riêng biệt, phục vụ tất cả khách hàng có nhu cầu và buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về giá cả, lịch trình và dịch vụ.
  • Carrier thuộc hãng vận tải: Là đơn vị vận tải thuộc sở hữu của một công ty, chỉ phục vụ nhu cầu vận chuyển của chính công ty đó mà không cung cấp dịch vụ cho bên thứ ba.

Vai trò quan trọng của carrier

Carrier có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện đại. Không chỉ là đơn vị vận chuyển mà Carrier mang nhiều trách nhiệm khác trong quá trình di chuyển hàng hóa.

Vận chuyển hàng hóa

Là cầu nối giữa nhà cung cấp và khách hàng. Carrier đảm bảo hàng hóa di chuyển đúng hạn, đúng tuyến. Bên cạnh đó, họ còn cung cấp dịch vụ đóng gói, lưu kho, giám sát quá trình vận chuyển của hàng hóa.

Quản lý hạ tầng vận chuyển

Carrier đầu tư công nghệ quản lý hệ thống hạ tầng để tối ưu hóa thời gian và chi phí.

Quản lý chuỗi cung ứng

Là một chìa khóa không thể thiếu trong chuỗi logistic, Carrier tham gia vào nhiều khâu trong chuỗi cung ứng, từ đặt lịch tàu đến xử lý giấy tờ hải quan.

Đảm bảo an toàn hàng hóa

Carrier tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về đóng gói: chống ẩm, chống va đập và bảo hiểm rủi ro và chịu trách nhiệm bảo vệ hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

Những tiêu chí lựa chọn carrier (người vận chuyển) phù hợp

Dưới đây là các tiêu chí quan trọng giúp bạn cân nhắc trước khi lựa chọn carrier phù hợp:

  • Uy tín và kinh nghiệm: Chọn carrier có lịch sử hoạt động lâu năm và phản hồi tích cực từ khách hàng.
  • Tính linh hoạt: Carrier phải luôn thích ứng nhanh khi thay đổi lịch trình hoặc tuyến đường.
  • Mạng lưới toàn cầu: Phạm vi hoạt động rộng giúp mở rộng thị trường.
  • Chi phí hợp lý: So sánh bảng giá và điều khoản thanh toán.
  • Cam kết thời gian giao hàng: Carrier có lịch trình ổn định và cam kết rõ ràng về thời gian vận chuyển sẽ giúp bạn lên kế hoạch kinh doanh chính xác hơn.

Nên lựa chọn carrier hay forwarder khi làm hàng nhập?

Khi thực hiện hoạt động nhập khẩu, bạn thường phải đối mặt với lựa chọn làm việc trực tiếp với carrier hay thông qua forwarder (đơn vị giao nhận). Mỗi phương án đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Nên chọn carrier

  • Khi lô hàng rõ ràng, không cần xử lý phức tạp.
  • Muốn kiểm soát trực tiếp quá trình vận chuyển.
  • Chi phí thấp hơn do không qua trung gian.

Nên chọn forwarder

  • Hàng hóa cần nhiều khâu xử lý.
  • Đa dạng mặt hàng được nhập.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Contract Carrier – Phương thức thích hợp cho lô hàng lớn

Các thắc mắc thường gặp

Giữa Common Carrier và Contract Carrier nên chọn loại nào?

Giữa Common Carrier và Contract Carrier phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp:

  • Common Carrier (Phù hợp với lô hàng nhỏ lẻ): Vận chuyển cho nhiều khách hàng, hoạt động công khai và có giá cả niêm yết.
  • Contract Carrier (Thích hợp cho lô hàng lớn): Chỉ làm việc theo hợp đồng với doanh nghiệp, giá cả và điều kiện linh hoạt hơn.

Chọn loại carrier sẽ phụ thuộc vào tính chất giao dịch, nhu cầu và chi phí của khách hàng.

Carrier có trách nhiệm gì trong quá trình hải quan?

Carrier có nghĩa vụ cung cấp các chứng từ vận tải như vận đơn và các tài liệu khác theo yêu cầu của hải quan. Nếu trường hợp xấu đó là hàng hóa bị giữ lại thì carrier sẽ phối hợp với cơ quan chức năng để tìm giải.

Lời kết

Hiểu rõ carrier là gì trong xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro. Nếu còn những câu hỏi gì về Carrier hãy liên hệ với Manda Express để được giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé.

Contact Me on Zalo
0393 522 579